• Mã ngành: 7340205
  • Tổ hợp môn: A00, A01, D01, D07

Ngành Công nghệ tài chính là gì?

Công nghệ tài chính (còn được gọi là Fintech), là sự kết hợp của “Finance” và “Technology”, mang đến những cải tiến tối ưu và đột phá giúp đổi mới những hoạt động tài chính truyền thống. Đặc biệt, lĩnh vực Fintech còn ứng dụng những phát minh công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn và công nghệ chuỗi khối giúp nâng cao hiệu quả và trải nghiệm người dùng.

Một số ứng dụng phổ biến áp dụng Fintech có thể kể đến như:

  • Thanh toán di động: Ví điện tử, QR code, thanh toán contactless.
  • Tài chính ngân hàng trực tuyến: Internet banking, mobile banking.
  • Gọi vốn cộng đồng: Crowdfunding, peer-to-peer lending.
  • Giao dịch và đầu tư trực tuyến.

Bên cạnh những dịch vụ tài chính, Fintech cũng đẩy mạnh rất nhiều khía cạnh, bao gồm các hoạt động chuyển tiền, thanh toán, vay vốn đến đầu tư quản lý tài chính. Những ứng dụng trong ngành Công nghệ tài chính không chỉ đơn thuần tìm hiểu và phát triển thói quen của người dùng, mà còn thu hút người dùng vô thức lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm một cách hiệu quả hơn.

1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH CNTC:

Chương trình cử nhân Công nghệ tài chính là chương trình định hướng ứng dụng, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về công nghệ tài chính, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng nhận biết, nắm bắt và thích ứng với các xu hướng công nghệ, xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; có khả năng học tập suốt đời; có trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

2. VỊ TRÍ VIỆC LÀM: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Tài chính hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu tại các vị trí việc làm sau:

– Chuyên viên quản lý, kiểm soát hệ thống tài chính; kiểm tra tính bảo mật và vận hành hệ thống quản lý tài chính, ngân sách bằng công nghệ tại các cơ quan quản lý tài chính như: Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm nhà nước, cơ quan thuế, hải quan.

– Chuyên viên công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ tài chính tại các doanh nghiệp dịch vụ tài chính; tối ưu hóa danh mục đầu tư, cho vay, phát triển sản phẩm công nghệ (E-banking, E-broker, E-report, …) dựa trên nghiên cứu dữ liệu lớn tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư, các công ty Fintech.

– Người sáng lập hoặc tham gia các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech bằng phát triển sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm ứng dụng nền tảng Blockchain.

– Giảng viên và nghiên cứu viên trong các trường cao đẳng, đại học; chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích tại các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tài chính.

3. MỘT SỐ HỌC PHẦN: Những môn học chuyên ngành Công nghệ Tài chính vô cùng hấp dẫn:

+ Ứng dụng Python trong tài chính

+ Ứng dụng Blockchain trong tài chính

+ Máy học và trí tuệ nhân tạo trong tài chính

+ Phân tích dữ liệu lớn trong tài chính

Cùng rất nhiều môn học hấp dẫn, bắp kịp xu hướng kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi đang chờ đón các bạn tân sinh viên.

Ngành Công nghệ tài chính học những gì?

Khi bắt đầu theo đuổi ngành Công nghệ tài chính, bạn cần phải có sự am hiểu về kiến thức công nghệ thông tin, đồng thời trang bị những kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Bạn sẽ được giảng dạy các môn học trọng tâm bao gồm:

  • Nghiên cứu về Big Data và trí tuệ kinh doanh: Bạn sẽ được giảng dạy chuyên sâu về những nền tảng công nghệ giúp hỗ trợ việc triển khai, duy trì cơ sở dữ liệu, cùng những dịch vụ truy cập kho dữ liệu.
  • Kỹ thuật về ngôn ngữ lập trình thông minh (Python) và Máy học (Machine Learning): Học cách áp dụng mọi kỹ thuật về xây dựng thuật toán và hệ thống thích ứng linh hoạt, áp dụng kỹ thuật tính toán vào nhiều trường hợp trong công việc.
  • Kinh doanh kỹ thuật số: Khám phá về những lợi ích và tác động của công nghệ kỹ thuật số lên các công ty, lĩnh vực thương mại và nền tảng tài chính.
  • Nhu cầu và trải nghiệm của người dùng: ngành Công nghệ tài chính học kỹ năng tạo mẫu phần mềm và thiết kế trải nghiệm người dùng nhằm cải thiện dịch vụ một cách thích hợp.

Những tố chất cần có để theo đuổi ngành Công nghệ tài chính

Khi lựa chọn lĩnh vực Fintech, bạn cũng cần phải có những tố chất cơ bản để đạt được thành công lâu dài trong ngành này. Fintech sẽ là một ngành học lý tưởng cho những ai sở hữu những tố chất sau:

  • Có niềm đam mê với lĩnh vực tài chính, công nghệ và kỹ thuật
  • Khả năng thích ứng với những đổi mới và linh hoạt đưa ra các tình huống đối phó
  • Kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tư duy phân tích và phản biện để tìm ra giải pháp sáng tạo cho mọi vấn đề
  • Trang bị kiến thức nền tảng về toán học và kỹ năng máy tính

4. KỸ NĂNG MỀM ĐẠT ĐƯỢC

Làm việc trong mảng fintech đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, làm việc dưới áp lực cao, khả năng quản trị bản thân và công việc tốt,…Bởi đặc thù ngành là luôn thay đổi, cho nên nếu không rèn được khả năng tự học và update bản thân, bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải và thụt lùi lại so với những người khác.

DO ĐÓ, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CNTC ĐƯỢC THIẾT KẾ ĐỂ ĐÀO TẠO SINH VIÊN CÓ:

M5: Có năng lực tư duy (phản biện, phân tích, tổng hợp) và năng lực thực hành nghề nghiệp để ứng dụng công nghệ vào phát triển dịch vụ tài chính, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thích ứng với kỷ nguyên số hoá.

M6: Có khả năng độc lập trong làm việc, tự học hỏi và thu nhận những kiến thức mới, có khả năng sắp xếp, quản lý thời gian, công việc hợp lý; có khả năng học tập suốt đời trong môi trường toàn cầu.

M7: Có kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong bối cảnh đa dạng về kinh tế, kinh doanh và công nghệ; có thái độ chuyên nghiệp trong làm việc nhóm; đủ năng lực hình thành, vận hành nhóm làm việc, lãnh đạo nhóm làm việc để đạt được hiệu quả trong công việc được giao.

M8: Có ý thức cầu tiến, vượt khó và có trách nhiệm cao trong công tác và phục vụ cộng đồng.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học

M9: Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ tài chính trong khu vực và quốc tế sau khi ra trường;

*** Các nguồn tài liệu tham khảo về Finance, Technology hay Fintech hầu hết là nguồn gốc bằng tiếng Anh. à Do đó CTĐT ngành CNTC không chỉ cung cấp các học phần tiếng Anh nền tảng mà còn cung cấp các học phần tiếng Anh chuyên ngành công nghệ, chuyên ngành tài chính ngân hàng và chuyên ngành công nghệ tài chính để sinh viên có thể lựa chọn.

M10: Có khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo máy vi tính, thành thạo các công nghệ lập trình cơ bản phục vụ công tác chuyên môn, phân tích số liệu, biên soạn tài liệu báo cáo và các công việc có liên quan.

5. CƠ QUAN CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG

  • Fintech chắc chắn là một ngành rất hứa hẹn. Tiềm năng phát triển của công nghệ ngày một lớn, đồng nghĩa với việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính cũng là một mảnh đất màu mỡ chưa được khai thác hết. Thế hệ những người đi tiên phong trên thế giới và Việt Nam đã cần nhiều năm để có thể nắm bắt các cơ hội xuất phát từ thực tiễn, hay nói cách khác là phải “mò mẫm” thử và sai. Thế hệ các em sinh viên hiện nay đã có cơ hội được đào tạo ngay từ khi trên ghế nhà trường, được tiếp xúc với nguồn thông tin chính thống và được truyền đạt kinh nghiệm từ các thầy cô và những người đi trước. Điều này sẽ giúp các em rút ngắn được khoảng thời gian loay hoay trong việc tìm hướng đi cho mình trong ngành Fintech, và biến nó thành lợi thế khi ra trường.
  • Fintech là một chân trời rộng lớn, có rất nhiều vị trí để các em có thể thử sức và thoả mãn đam mê, sở thích hay thế mạnh của mình. Hơn nữa, tất cả các vai trò trong ngành đều cần có những hiểu biết nhất định về cả hai phía nghiệp vụ/business và công nghệ thì mới có thể thành công. Kiến thức và những trải nghiệm của các em từ những ngành học kết hợp như Fintech thực sự là một bước tiến mới trong giáo dục để có thể đưa nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị kiến thức toàn diện ra thị trường.
  • Fintech trên thực tế rất rộng, bao trùm rất nhiều nhánh tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và mô hình kinh doanh. Bên cạnh các cơ hội nghề nghiệp ở các công ty Fintech, có thể chia làm 2 nhóm:
  • Nhóm 1 là các doanh nghiệp phát triển phần mềm (ví dụ như ở Việt Nam có FPT Software, CMC, NashTech…, trên thế giới có Google hay Microsoft).
    Nhóm 2 bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của riêng họ và cần sự ứng dụng về mặt công nghệ để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đó. Nhóm này có thể là bất kỳ doanh nghiệp nào, từ nhỏ, vừa đến các tập đoàn tài chính lớn. Họ xây dựng đội ngũ phát triển hệ thống của riêng mình, và kết hợp sử dụng sản phẩm cung cấp bởi Nhóm 1. Với xu hướng data-driven business (đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên phân tích dữ liệu) hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp tài chính nào cũng đều có nhu cầu tận dụng nguồn dữ liệu khổng lồ của ngành. Không chỉ có ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các tập đoàn đầu tư và quản lý danh mục hay các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) cũng đã tham gia cuộc chơi.

QUAN TRỌNG: CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGÀNH FINTECH CHỦ YẾU Ở NHỮNG THÀNH PHỐ LỚN, VẬY Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG TỈNH LÂN CẬN THÌ SAO?

NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀO Ở ĐẮK LẮK NÓI RIÊNG VÀ KHU VỰC MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG CẦN NHÂN SỰ FINTECH:

– CƠ QUAN THUẾ, HẢI QUAN, SỞ TÀI CHÍNH

– NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

– CÔNG TY BẢO HIỂM

– CÔNG TY TÀI CHÍNH

– CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

– CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

– CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐẾN NĂM 2045: “Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trung tâm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hoá của vùng Tây Nguyên”. à DO ĐÓ, NHÂN LỰC VỀ FINTECH LÀ HẾT SỨC CẦN THIẾT

NHU CẦU TUYỂN DỤNG TRONG TƯƠNG LAI

Công nghệ tài chính Fintech & cơ hội việc làm rộng mở

Fintech là một trong những ngành “khát” nhân lực hiện nay

Câu hỏi: “Fintech có phải là cơ hội của GenZ?” Google: Khoảng 7.650 kết quả (0,35 giây)

Fintech (Financial Technology) hiểu một cách đơn giản là sự ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính. Sự ra đời của máy ATM, sau đó là các hệ thống giao dịch liên ngân hàng hay giao dịch chứng khoán là những cột mốc quan trọng trong thời kỳ hình thành ngành Fintech. Cùng với thời gian, khi công nghệ phát triển lên các tầm cao mới và cho phép con người khai thác triệt để các nguồn dữ liệu khổng lồ, các lĩnh vực mới như Blockchain, Big Data hay AI ra đời và được ứng dụng vào tài chính, đã mang đến một kỷ nguyên mới cho ngành Fintech.

Cách đây 3 năm, có thể thấy 2020-2021 là giai đoạn bùng nổ của chứng khoán toàn cầu và đặc biệt là ở Việt Nam. Trong bối cảnh Covid lan rộng, cuộc đua giữa các công ty chứng khoán/ngân hàng/tài chính trở thành cuộc đua về công nghệ để tiếp cận nhà đầu tư và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ.

Đến 2022, các công ty công nghệ trên thế giới có liên quan đến việc phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tạo nên một cơn sốt chấn động thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ sau khi công cụ ChatGPT ra mắt. Trong tương lai không xa, không một ngành nào có thể đứng ngoài cuộc chơi với công nghệ. Công nghệ chính là cánh tay nối dài để đưa chứng khoán hay các giải pháp tài chính đến gần hơn với mọi người. Vì thế, tiềm năng cho các ngành kết hợp như Fintech là rất lớn.